1. Các hướng nghiên cứu chính
Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược tập trung vào ba định hướng mũi nhọn về (1) Xã hội học, (2) Quản lý Dược và (3) Kinh tế Dược và Đánh giá công nghệ Y tế. Định hướng nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Xã hội học
Pháp luật và Quản lý nhà nước về Dược
- Nghiên cứu về hiệu quả và ảnh hưởng của các chính sách quản lý nhà nước về y tế đối với hành nghề dược tư nhân cũng như hiệu quả, thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật và cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Phân tích thái độ, hành vi và triển vọng tương lai của dược sĩ trong lĩnh vực Dược, với mục tiêu đề xuất các biện pháp cải thiện đào tạo và quản lý chuyên môn.
- Đánh giá chất lượng đào tạo dược sĩ và các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo, bằng cách xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và phát triển nghề nghiệp của sinh viên dược.
Sức khỏe cộng đồng và Dịch tễ Dược
- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng sống của người bệnh nhằm đề xuất các biện pháp can thiệp hiệu quả.
- Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của cộng đồng về việc sử dụng thuốc và dự phòng bệnh, nhằm đề xuất các chiến lược và chính sách cải thiện sức khỏe cộng đồng.
- Phân tích tổng quan hệ thống và phân tích gộp về dịch tễ học và y tế công cộng để xác định các vấn đề ưu tiên và đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua các chính sách và chương trình thực thi.
Tác động văn hóa và xã hội đến chăm sóc sức khỏe
- Nghiên cứu cách quan niệm và văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sức khỏe và lựa chọn điều trị.
- Khám phá tác động xã hội và đạo đức của việc ứng dụng công nghệ y tế và thương mại hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Điều tra thách thức và cơ hội khi tích hợp tiến bộ công nghệ vào phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, lấy người bệnh làm trung tâm.
2. Quản lý Dược
Tác động của chính sách dược phẩm và y tế
- Nghiên cứu về tác động của các chính sách dược phẩm đối với khả năng tiếp cận và kết quả chăm sóc sức khỏe ở các môi trường kinh tế xã hội khác nhau.
- Phân tích hiệu quả của các biện pháp can thiệp chính sách y tế trong việc giải quyết các thách thức về sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá vai trò của việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng trong việc hình thành các quy định về dược phẩm và hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Quản lý dược bệnh viện
- Nghiên cứu về việc cải tiến mô hình tổ chức và quản lý khoa dược trong các bệnh viện để tăng cường hiệu quả và chất lượng dịch vụ.
- Phân tích mô hình bệnh tật và các chỉ số kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh để tùy chỉnh mô hình tổ chức và quản lý khoa dược theo nhu cầu thực tế
- Đánh giá nhu cầu về nhân lực dược trong các bệnh viện và đề xuất các giải pháp để đáp ứng nhu cầu đó
- Phân tích chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện, xác định điểm mạnh và điểm yếu để đề xuất cải thiện dựa trên phản hồi từ người bệnh và nhân viên y tế.
Quản trị kinh doanh Dược
- Áp dụng các lý thuyết quản trị vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Dược.
- Đánh giá nhu cầu nhân lực, điều kiện làm việc và hiệu suất công việc, đồng thời tìm hiểu các phương pháp quản lý nhân lực phù hợp
- Phân tích thị trường và hành vi của khách hàng để phát triển chiến lược marketing hiệu quả cho dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Đo lường và xây dựng giải pháp nâng cao sức mạnh thương hiệu, giá trị thương hiệu, hình ảnh thương hiệu
Quản trị chiến lược
- Xem xét các chiến lược nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe thông qua việc thực hiện các chiến lược quản lý và mô hình tổ chức.
- Đánh giá tính động của quản lý chăm sóc sức khỏe, bao gồm vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy thay đổi tổ chức và tính đổi mới sáng tạo.
- Nghiên cứu sự tích hợp của công nghệ và các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu trong quản lý chăm sóc sức khỏe để nâng cao quá trình ra quyết định và cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh.
- Đánh giá việc thực hiện và kết quả của chiến lược quản lý thuốc ở cấp độ bệnh viện và quốc gia.
- Xem xét những thách thức và cơ hội trong việc giám sát và đánh giá các sáng kiến quản lý hệ thống thuốc ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
- Áp dụng các mô hình phân tích (SWOT, BCS) để đánh giá và điều chỉnh chiến lược phù hợp, nâng cao hiệu suất, khả năng phục hồi và tính bền vững của tổ chức trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe có nhiều biến động.
3. Kinh tế Dược/ Đánh giá công nghệ Y tế
Kết quả sức khỏe và chất lượng cuộc sống
- Đo lường hiệu quả của phương pháp điều trị về việc cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống (ví dụ QALY, evLYG, GRACE)
- Nghiên cứu sự ưa thích của cộng đồng và người bệnh về các biện pháp can thiệp và điều trị sức khỏe trong các bối cảnh chăm sóc sức khỏe khác nhau bằng cả kỹ thuật định tính và định lượng để đánh giá tầm quan trọng tương đối của kết quả hoặc thuộc tính điều trị.
- Sử dụng dữ liệu thực tế (RWD) để đánh giá việc sử dụng, lợi ích và rủi ro của các sản phẩm y tế cũng như ảnh hưởng lâu dài của chúng đến chất lượng cuộc sống.
- Nghiên cứu sự công bằng trong tiếp cận và kết quả chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là về chi phí thuốc men, tiếp cận các phương pháp điều trị đổi mới và giải quyết sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư khác nhau.
Gánh nặng kinh tế
- Sử dụng dữ liệu thực tế từ các nguồn khác nhau tại Việt Nam, bao gồm dữ liệu được thu thập từ bệnh viện, người bệnh và các nguồn dữ liệu khác phù hợp để phân tích chi phí bệnh tật và các yếu tố tác động đến chi phí
- Đưa ra các khuyến nghị và biện pháp cải thiện hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng nguồn lực y tế.
Đánh giá kinh tế y tế và tác động ngân sách
- Tổng quan hệ thống và đánh giá chất lượng các nghiên cứu kinh tế y tế.
- Nghiên cứu nguyên tắc và phương pháp đánh giá công nghệ y tế và kinh tế dược.
- Đánh giá kinh tế y tế (chi phí-hiệu quả, chi phí-tiện ích và chi phí-lợi ích) của các loại thuốc, trang thiết bị y tế hoặc các can thiệp y tế và chính sách y tế.
- Đánh giá tác động ngân sách của các loại thuốc và can thiệp y tế.
Đánh giá công nghệ y tế
- Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu lực, hiệu quả, an toàn, đánh giá kinh tế y tế của các loại thuốc và can thiệp y tế.
- Tập trung đánh giá các can thiệp phòng ngừa (can thiệp lối sống, chương trình tiêm chủng và sàng lọc bệnh sớm) và can thiệp y tế ở các bệnh hiếm gặp.
- Khảo sát ngưỡng chi trả của cộng đồng cho các loại thuốc và can thiệp y tế mới.
- Phân tích các vấn đề đạo đức, xã hội và pháp lý liên quan đến việc chấp thuận và chi trả cho các loại thuốc và can thiệp y tế mới.
- Phân tích ra các quyết định đa nhân tố trong lựa chọn các loại thuốc và can thiệp y tế trong điều trị, phân bổ nguồn lực y tế một cách hiệu quả.
- Áp dụng kết quả đánh giá công nghệ y tế trong thực hành chăm sóc sức khỏe và quá trình hoạch định chính sách.
2. Một số công trình công bố khoa học tiêu biểu
2.1. Bài báo
1. Nguyen PTL, Nguyen TBL, Pham AG, Duong KNC, Gloria MAJ, Vo TV, Vo BV, Phung TL. Psychological Stress Risk Factors, Concerns and Mental Health Support Among Health Care Workers in Vietnam During the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak. Front Public Health. 2021 Mar 19;9:628341. doi: 10.3389/fpubh.2021.628341. PMID: 33816419; PMCID: PMC8017279.
2. Ngoc Cong Duong K, Nguyen Le Bao T, Thi Lan Nguyen P, Vo Van T, Phung Lam T, Pham Gia A, Anuratpanich L, Vo Van B. Psychological Impacts of COVID-19 During the First Nationwide Lockdown in Vietnam: Web-Based, Cross-Sectional Survey Study. JMIR Form Res. 2020 Dec 15;4(12):e24776. doi: 10.2196/24776. Erratum in: JMIR Form Res. 2021 Mar 5;5(3):e28357. PMID: 33284778; PMCID: PMC7935248.
3. Quy, Thao Le Thi, Susi Ari Kristina, and Vy Nguyen Huynh Thao. Factors affecting customers’ decisions to purchase medicines in Ho Chi Minh City: A quantitative study. BIO Web of Conferences. Vol. 75. EDP Sciences, 2023.
4. Truong NM, Vo TQ, Tran HTB, Nguyen HT, Pham VNH. Healthcare students' knowledge, attitudes, and perspectives toward artificial intelligence in the southern Vietnam. Heliyon. 2023 Nov 22;9(12):e22653. doi: 10.1016/j.heliyon.2023.e22653. PMID: 38107295; PMCID: PMC10724669.
5. Nguyen HTT, Vo TQ, Tran HTB, Nguyen BT, Nguyen HT, Nguyen TD, Anuratpanich L. The heterogeneity of public preferences for the first healthcare visit: A discrete choice experiment in the context of Vietnam. Int J Health Plann Manage. 2023 Mar;38(2):473-493. doi: 10.1002/hpm.3597. Epub 2022 Nov 29. PMID: 36447363.
6. Vo NX, Huyen Nguyen TT, Van Nguyen P, Tran QV, Vo TQ. Using Contingent Valuation Method to Estimate Adults' Willingness to Pay for a Future Coronavirus 2019 Vaccination. Value Health Reg Issues. 2021 May;24:240-246. doi: 10.1016/j.vhri.2021.01.002. Epub 2021 Apr 23. PMID: 33895642; PMCID: PMC8062218.
7. Vu TQ, Nguyen BT, Pham VNH, Nguyen NH, Nguyen TTH, Vo NX, Ngo NM, Vo TQ. Quality of Work Life in Healthcare: A Comparison of Medical Representatives and Hospital Pharmacists. Hosp Top. 2021 Oct-Dec;99(4):161-170. doi: 10.1080/00185868.2021.1875278. Epub 2021 Feb 11. PMID: 33570001.
8. Le NTD, Dinh Pham L, Quang Vo T. Type 2 diabetes in Vietnam: a cross-sectional, prevalence-based cost-of-illness study. Diabetes Metab Syndr Obes. 2017 Aug 29;10:363-374. doi: 10.2147/DMSO.S145152. PMID: 28919795; PMCID: PMC5587014.
9. Quang Vo T, Chaikledkaew U, Van Hoang M, Riewpaiboon A. Social and economic burden of patients with influenza-like illness and clinically diagnosed flu treated at various health facilities in Vietnam. Clinicoecon Outcomes Res. 2017 Jul 19;9:423-432. doi: 10.2147/CEOR.S131687. PMID: 28769577; PMCID: PMC5529116.
10. Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Mãi, Võ Văn Bảy. (2023). Khảo sát kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh năm 2022. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 64(5). https://doi.org/10.52163/yhc.v64i5.777
2.2. Sách, giáo trình
1. Võ Quang Trung, Nguyễn Đăng Thoại (Chủ biên). Pháp chế Dược (Giáo trình). Nhà xuất bản Y học, 2020; ISBN: 978-604-66-4140-7.
2. Nguyễn Đăng Thoại, Võ Quang Trung (Chủ biên). Các nguyên tắc thực hành tốt (Giáo trình). Nhà xuất bản Y học, 2020; ISBN: 978-604-66-4139-1.
2.3. Hội nghị, hội thảo
3. Các đề tài/ đề án, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia
Tính đến tháng 3/2024, Bộ môn đã thực hiện:
- 5 đề tài cấp cơ sở (đang thực hiện)
- 18 đề tài khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học
4. Số lượng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, …. đã được cấp